Tìm hiểu trang phục cưới truyền thống Việt Nam qua các thời kỳ
Từ trước đến nay, lễ cưới được xem là ngày trọng đại nhất của mỗi
người, đặc biệt là phụ nữ. Vì vậy, người ta hay có câu “cả đời người mới cưới
một lần” nhằm ngụ ý về tầm quan trọng của sự kiện này để chuẩn bị thật chu
toàn, kỹ lưỡng. Trong đó, trang phục cưới được xem là một trong các yếu tố mà
cô dâu chú rể quan tâm nhất. Hôm nay, mời bạn cùng poxi.vn nhìn lại lịch sử
phát triển của trang phục cưới truyền thống Việt Nam để khám phá thêm những nét văn hóa độc đáo
của dân tộc!
Trang phục cưới Việt Nam theo dòng lịch sử
Tầm quan trọng của trang phục ngày cưới ở Việt Nam?
Nhắc đến lễ cưới, ai cũng mong muốn sự kiện trọng đại này chỉ xảy
ra một lần trong đời bởi điều này chứng minh rằng, bạn đã có một cuộc sống hôn
nhân hạnh phúc,êm ấm, không có bất kỳ sự đổ vỡ nào xảy ra. Do đó, ở bữa tiệc
cuộc đời, ai cũng mong muốn mình thật xinh đẹp, lộng lẫy trước mặt họ hàng, bạn
bè 2 bên và cùng lưu giữ những tấm ảnh đẹp.
Ngày bạn khoác lên mình chiếc áo cưới, cuộc đời bạn đã bước sang
một trang mới. Không còn độc thân tự do như trước, cũng không còn là những đứa
con bé bỏng của ba mẹ, bạn đã thực sự làm chủ một gia đình nhỏ với nghĩa vụ và
trách nhiệm đối với những người bạn yêu thương. Vì vậy, trang phục cưới không
đơn giản chỉ để giúp cô dân chú rể tỏa sáng mà còn mang ý nghĩa thiêng liêng
hơn cả!
Trang phục cưới truyền thống Việt Nam qua các thời kỳ
Trang phục cưới của người Việt thời vua Hùng
Thời Hùng Vương, hay được biết đến là thời đại Âu Lạc, là một trong những giai đoạn có nền văn hóa đặc sắc nhất nước ta. Để hình dung được trang phục của thời đại ấy, bạn có thể căn cứ các chi tiết được thể hiện trên trống đồng cũng như những cổ vật khác. Theo đó, đàn ông sẽ cởi trần đóng khố, đàn bà sẽ mặc áo yếm dệt họa tiết chim muông, cây cỏ,...
Trang phục cưới Việt Nam thời vua Hùng rất chỉnh chu và lộng lẫy. Theo truyền thuyết, trong đám cưới của con gái Hùng Vương thứ 18, cô dâu - Mị Nương đã mặc chiếc áo yếm đỏ dệt hoa văn sắc sảo cùng chiếc đầm dài, đầu đội nón biểu tượng chim hạc. Chú rể - Sơn Tinh cởi trần hay mặc chiếc áo lệch 1 bên vai làm từ lông thú nhằm tôn lên sức mạnh khỏe khoắn. Bộ áo cưới này cũng được xem là lễ phục trong những ngày lễ trọng đại của dân tộc lúc bây giờ.
Trang phục cưới Việt Nam trong thời phong kiến nhà Nguyễn
Trang phục cưới thời nhà Nguyễn được xem là lộng lẫy nhất lịch sử.
Các vị công chúa đầu đội mũ ngũ phượng (mũ có đính 5 con phượng hoàng bằng
vàng, ở giữa điểm thêm bông hoa màu đỏ, 2 bên mũ có dây tua được làm bằng trân
châu và pha lê), mặc áo bào thêu hoa và chim phượng hoàng cùng với chiếc giày
màu đỏ. Vì vậy, bạn có thể hình dung nền văn hóa nước ta thời kì đó hầu như
được gắn liền với ý nghĩa của loài chim phượng hoàng!
Trang phục cưới của Việt Nam trong những năm 1920 - 1930
Những năm đầu giai đoạn này, các cô dâu thành thị miền Bắc thường mặc áo cài vạt, bên ngoài khoác áo the thâm, lấp ló bên trong chiếc áo màu hồng hoặc xanh cùng với mặc quần lĩnh. Thêm vào đó, chân sẽ đi giày thêu hạt cườm, cổ quấn khăn và điểm thêm đôi hoa tai bèo.
Với chú rể, trang phục cũng khá đơn giản: bên trong mặc áo dài màu trắng trơn, bên ngoài là áo dài the thâm hoặc sa tanh, đầu đội khăn, chân đi giày Gia định.
Tuy nhiên ở những năm về sau trong giai đoạn này, các cô dâu xuất thân từ gia đình giàu có lại có sự thay đổi về trang phục cưới. Chiếc áo the thâm thay bằng áo thụng màu cam hay đỏ, thêu thêm họa tiết rồng phượng, mặc quần trắng đi giày vân hài, đầu đội khăn vành dây bằng nhiễu (hay thường gọi là cách đội khăn “Hoàng Hậu”).
Trang phục cưới người Việt từ năm 1954
Sau thời kỳ Pháp thuộc, áo cưới truyền thống Việt Nam cũng trở nên đơn giản hơn bắt nguồn từ nhận thức cũng như hoàn cảnh lịch sử lúc này (đất nước bị chia cắt). Các cô dâu thành thị thường diện áo dài trắng hay màu nhạt, mặc quần trắng cùng với đi giày cao gót. Còn với chú rể, bộ trang phục cưới sẽ bao gồm áo comple, giày tây và thắt thêm caravat. Ngoài ra, cũng từ thời kì này, hoa cưới cầm tay cô dâu cũng bắt đầu xuất hiện để tô điểm sắc màu cho lễ cưới.
Áo cưới Việt Nam sau 1954
Trang phục cưới của Việt Nam từ sau năm 1975
Sau 1975, đất nước ta đã được thống nhất các miền và tiến hành mở rộng giao lưu với các nước. Vì vậy, những năm đầu thập niên 1980, các mốt thời trang Châu Âu cũng du nhập vào nước ta làm cho trang phục cưới cũng trở nên hiện đại.
Trong đám cưới của mình, cô dâu thường mặc váy liền có màu trắng hoặc vàng, thiết kế thêm các nếp gấp hay chiết ở ngực, tay và eo kết hợp với đôi giày cao gót trắng và chiếc găng tay voan mỏng. Thêm vào đó, vẻ đẹp cũng cô dâu còn được tôn lên nhờ những chuỗi trang sức kim cương hoặc đá và kiểu tóc phi dê thịnh hành lúc bấy giờ.
Chú rể cũng không kém cạnh cô dâu khi diện áo comple màu be trơn
hoặc họa tiết caro, thắt caravat, đi giày da rất lịch sự và sang trọng.
Áo cưới truyền thống Việt Nam sau 1975
Trang phục áo cưới Việt Nam thập niên 80 đến nay
Theo dòng chảy phát triển của trang phục cưới dân tộc, áo cưới
Việt Nam thập niên 80 đến nay lại có xu hướng quay về truyền thống với việc sử
dụng phổ biến chiếc dài áo cổ truyền, tuy nhiên nó sẽ được cách tân để thêm
phần mới mẻ và nữ tính cho các cô dâu.
- Áo dài Hoàng Hậu: áo có cổ đứng, tay thụng, ôm sát cơ thể với gam màu đỏ là chủ yếu. Cùng với đó, cô dâu sẽ đội thêm khăn vành, ngực cài hoa, đi giày màu trắng và lựa chọn tone trang điểm nhẹ nhàng, tự nhiên sẽ giúp cho cô dâu nổi bật hơn rất nhiều.
Áo dài cưới hoàng hậu
- Áo dài thường: thường lựa chọn vải có tone sáng, kiểu áo này được may ôm sát cơ thể, tay loe, vạt áo dài đến ống chân. Kết hợp với nó là mái tóc xõa tự nhiên hoặc được tết phồng để tăng thêm sự ngọt ngào, nữ tính.
Trang phục cưới Việt Nam thời hiện đại
Trang phục cưới của một số dân tộc Việt Nam
Cùng với sự phát triển thời trang áo cưới của đất nước, trang phục ngày trọng đại của các cô dâu chú rể người dân tộc thiểu số cũng rất nổi bật và mang nhiều nét đặc trưng riêng. Cùng xem ngay bên dưới nhé!
Trang phục cưới của dân tộc Tày
Trong ngày cưới của mình, đôi uyên ương người Tày thường diện
trang phục rất đơn giản nhưng không kém phần duyên dáng. Chúng thường được may
bằng vải bông hoặc lụa mềm, sử dụng tone chàm, đen làm chủ đạo.
Trang phục cưới truyền thống của người Tày
Trang phục cưới truyền thống của người Dao
Nếu bạn đã có dịp tham dự đám cưới của người Dao thì chắc chắn
rằng sẽ không bao giờ quên được bộ lễ phục của họ. Đồ cưới của cả cô dâu và chú
rể thường lựa chọn màu đỏ làm chủ đạo với ý nghĩa mang lại sự ấm nó, hạnh phúc
và may mắn cho mọi người.
Cô dâu và chú rể người Dao
Trang phục cưới của dân tộc H'mông
Trang phục cưới của dân tộc H'mông được may rất kỳ công và tỉ mỉ với màu sắc sặc sỡ sẽ giúp cô dâu và chú rể trở nên nổi bật giữa họ hàng và người dân của buôn làng.
Đặc sắc trang phục cưới Việt Nam của người H’mông
Trang phục cưới của người Mường
Trong ngày cưới, cô dâu Mường thường mặc áo ngắn, ống tay dài cùng với chiếc áo yếm bên trong giúp tôn lên nét đẹp đằm thắm, mặn mà của thiếu nữ tuổi đôi mươi.
Áo cưới cô dâu Mường
Từ xưa đến nay, trải qua nhiều biến động lịch sử, trang phục cưới
truyền thống Việt Nam cũng đã có nhiều sự thay đổi. Ở mỗi giai đoạn, các cô dâu
chú rể sẽ khoác lên mình những bộ trang phục cưới khác nhau, nhưng chung quy
lại chúng đều được hình thành từ văn hóa và lịch sử dân tộc. Ngày nay, chúng ta
đang sống trong thời kỳ hội nhập và phát triển, dù trang phục cưới đã được cách
tân nhiều những vẫn giữ được form dáng truyền thống giúp tôn lên nét đẹp khỏe
khoắn của con người Việt Nam.
Mọi chi tiết xin liên hệ :
Annie ROMANKISS Wedding
Studio
Đ/c: 78 Lý
Nam Đế- Điện Biên- Ba Đình- Hà Nội
ĐT: 0964303
Facebook: https://www.facebook.com/Romankisswending/
Comments
Post a Comment